Chuyện sản xuất gốm thủ công | Nghề gốm thủ công - Nghề của truyền thống hay nghề của giới trẻ

Chuyện sản xuất gốm thủ công | Nghề gốm thủ công - Nghề của truyền thống hay nghề của giới trẻ

(TNH)-“Làm gốm cũng là làm nghệ thuật. Và nghệ thuật thì không khép cánh cửa lại với một ai!”. 

Nhắc đến nghề làm gốm thủ công, chắc hẳn bạn sẽ hình dung ngay hình ảnh của những nghệ nhân có tuổi trong nghề, đang cặm cụi trau chuốt cho tác phẩm của mình. 

Hoặc khi nghĩ đến nghề truyền thống, bạn sẽ hình dung về tính kế thừa mang tính “cha truyền con nối”, nghĩa là chỉ có con “nhà nòi” mới theo được nghề. 

Điều đó đúng, nhưng chưa đủ. 

Làm gốm cũng là làm nghệ thuật. Và nghệ thuật thì không khép cánh cửa lại với một ai!

Mỗi nơi đều có những nền văn hóa khiến con người nơi đó vô cùng tự hào. Đó không chỉ là việc hiểu biết nhất định về nguồn cội lịch sử, mà còn là việc hiểu rõ ta của hôm nay từ đâu có được. 

Trong dòng chảy văn hóa của dân tộc, gốm là một chất liệu lưu giữ được câu chuyện của bao thế hệ, là cầu nối cho cuộc đối thoại của ngày xưa và ngày nay khi thời gian bị chia cách. Gốm không hề xa lạ như những nét khắc trên vách đá hay những bức tranh, hiện vật được trưng bày trong viện bảo tàng. Gốm là cuộc sống hằng ngày với chén, bát, ấm trà, chậu hoa, đôn ghế….

Vậy cuộc sống hiện đại hôm nay có chiếm ưu thế đến độ việc làm gốm thủ công với nhiều công đoạn và thời gian sẽ không còn được ưa chuộng? 

Câu trả lời là không. Vì khi tình yêu văn hóa nước Việt còn, nghề gốm thủ công sẽ còn. 

Cái hồn của nghề gốm thủ công là ở chỗ trong từng thớ đất sét, từng nét vẽ hay chạm khắc đều có nhiệt huyết của nghề, cái tâm của nghệ nhân trong đó. Đồ vật vì thế cũng hóa tâm hồn.

Người làm gốm thủ công không những hiểu được văn hóa bản địa của nơi họ sinh sống và làm việc, mà còn là văn hóa nước nhà - những giá trị đáng tự hào từ bao đời qua. Tuy nhiên, ngày nay người thợ làm gốm không chỉ vin vào quá khứ mà trôi tuột trong lối mòn của tư duy và sáng tạo. Bên cạnh việc thuần thục các kỹ năng nghề gốm và các chủ đề truyền thống, mỗi người luôn lắng nghe từng bước đi của thời đại, hơi thở của nhịp sống để sản phẩm được đảm bảo cả về tính ứng dụng và xu thế. 

Kỹ thuật và đề tài từ những năm tháng tích cóp lúc khai thiên, lập địa đến nay đã trở thành hành trang quý báu cho người làm gốm thủ công. Con đường kế thừa và đưa gốm thủ công phát triển vượt bậc sẽ có nhiều gian nan, nhưng tình yêu nghề luôn níu giữ mỗi bước chân người làm gốm. 

Bạn có thể nghĩ nghề gốm đang đứng trước nhiều thách thức để duy trì khi giờ đây xã hội ưa chuộng các món đồ vừa túi tiền và sản xuất hàng loạt hơn, làm nghề đã cực lại không được mọi người trân trọng đúng mực. Tuy vậy người làm nghề lại thấy vô cùng hạnh phúc khi mỗi ngày được sống trong đam mê. Và mỗi trái tim họ luôn có niềm tin mãnh liệt rằng khi Trái Đất còn sự sống của con người, nghề gốm sẽ chẳng bao giờ lụi tàn. 

Để theo nghề, đam mê chưa đủ, mà cần có sự kiên trì và lòng tin. Tin ở chính bản thân ta sẽ làm được, tin vào sức sống của nghề. Việc bạn có khéo tay hay không chưa hẳn là yếu tố tiên quyết, mà quan trọng là bạn có đủ đam mê và sự kiên nhẫn để sống với nghề đến trọn đời hay không.

Nhưng tin chắc rằng câu nói:” Làm công việc mình thích thì cả đời sẽ không phải làm việc ngày nào” sẽ luôn đúng cho những người đang theo nghề gốm. 

Một dấu hiệu tích cực cho thấy các bạn trẻ ngày nay đã dần hiểu và theo nghề nhiều hơn. Bạn có thể là người chuyên tạo hình cho gốm qua kỹ thuật vuốt tay - xoay gốm trên bàn xoay hay điêu khắc; hoặc chuyên về trang trí như vẽ màu oxit, điêu khắc, phủ men. Ở Xưởng thủ công không bao giờ thiếu việc dành cho các bạn sẵn sàng từ bỏ tư duy rập khuôn về nghề để bắt đầu hành trình của đam mê. Bạn có thể được đào tạo qua trường lớp bài bản, cũng có thể chỉ mới rẽ lối theo nghề; không có quy định nào cho tuyển dụng. 

Ở đây có nghề gốm thủ công, bạn chỉ cần có sự quyết tâm theo đuổi! 

Về Vườn Nhà Gốm, về một nơi có gốm!

Vườn Nhà Gốm | Một nơi có gốm
🏡 120 Gia Long, Lái Thiêu, Bình Dương
☎️ 0274 246 1274 
👉 W: https://vuonnhagom.vn/ | Fanpage: www.facebook.com/vuonnhagom

← Bài trước Bài sau →