Chuyện gốm Nam Bộ | Gốm Việt thủ công- Phát huy truyền thống bằng tinh thần nghệ thuật hiện đại

Chuyện gốm Nam Bộ | Gốm Việt thủ công- Phát huy truyền thống bằng tinh thần nghệ thuật hiện đại

(TT) - Văn hóa luôn phản ánh lịch sử của một giai đoạn hoặc thời kỳ và ngược lại, những biến cố lịch sử cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển, chuyển dịch của văn hóa. Có lẽ hiểu được điều đó mà John Stevenson và John Guy đã đề câp đến:“Sự phát triển của đồ gốm Việt Nam liên quan mật thiết đến lịch sử thăng trầm của dân tộc” trong cuốn “Gốm Việt Nam”. Dù  trải qua những thăng trầm và biến cố, nhưng văn hoá gốm Việt vẫn duy trì và phát huy những giá trị truyền thống trong xu thế của thời đại. Dựa trên nền giá trị truyền thống ấy, các nghệ nhân với bàn tay tài hoa và tâm huyết đã tiếp nối với một tinh thần mới, cố gắng xây dựng truyền thống mới để từ đó đưa nghệ thuật gốm Việt sánh vai với bạn bè quốc tế.

Sự kết giao hoàn hảo giữa yếu tố “cổ truyền” và “hiện đại” của gốm Việt

Từ đất nung, gốm Việt phát triển qua các dạng sành nâu, sành xốp, sành trắng đến sứ. Các chất liệu gốm này vẫn tồn tại và phát triển đồng bộ mặc dù thời hiện đại đã chứng kiến sự ra đời của nhiều chất liệu mới lạ khác.

Sự phát triển không ngừng của gốm tạo cho sản phẩm gốm một vẻ mặt đa dạng và phong phú nhưng không hề cắt đứt giá trị truyền thống đã có từ lâu đời. Cái mới ra đời phát triển song song với những yếu tố cổ truyền mà không bài xích hay xoá bỏ. Ở thời kỳ hiện đại, kỹ thuật sản xuất gốm tiến bộ vượt bậc hỗ trợ trong việc tạo hình, in khuôn, lò nung nhưng các nghệ nhân gốm vẫn chọn con đường sáng tác theo lối cũ với tư duy nghệ thuật đậm chất hiện đại. Vẫn cốt gốm, xương đất đó, vẫn duy trì lối đắp nổi của gốm Cây Mai; khắc chìm, chạm lọng của gốm Biên Hoà; vẽ màu oxit của gốm Lái Thiêu nhưng những họa tiết, hoa văn trang trí mang phong cách nghệ thuật hiện đại với bảng màu men phong phú đa dạng được chế tác từ các dòng men truyền thống. 

Sự kết giao hoàn hảo của yếu tố “cổ truyền” và “hiện đại” góp phần phong phú thêm bản sắc gốm Việt, đưa gốm Việt vượt khỏi các quy chuẩn cũ để vươn ra thế giới bằng những tác phẩm nghệ thuật được người yêu gốm, giới sưu tầm và nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá cao.

Mở rộng cơ sở sản xuất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào ngành gốm

Ngày nay gốm Việt Nam không chỉ mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước mà còn áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nhằm giảm tải chi phí nhân công và chất thải gây ô nhiễm môi trường.

Là một trong những ngành phát triển nhất trong các ngành thủ công nghiệp của Việt Nam nên các cơ sở sản xuất gốm đã mở rộng cơ sở vật chất và đầu tư cải tiến khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm đa dạng về kiểu dáng, phong phú về mẫu mã và màu men. 


Bàn xoay tay được thay thế bằng bàn xoay chạy bằng dây xích xe đạp (những năm 1940-1950), sau đó là bàn xoay bằng mô tơ điện (1975). Lò nung bằng than, củi được thay thế bằng lò nung ga, điện an toàn hơn và thích ứng với xu thế hiện đại hoá của đất nước. Sự kết hợp của đất, nước, lửa và bàn tay tài hoa của nghệ nhân cùng với sự hỗ trợ của kỹ thuật hiện đại cho ra đời những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật cao

Vườn Nhà Gốm nằm ngay trung tâm của gốm Lái Thiêu (Bình Dương) đã và đang duy trì phong cách tạo tác nghệ thuật của gốm xưa đồng thời tiếp thu và xây dựng một hệ sinh thái gốm mang phong cách nghệ thuật hiện đại, là điểm đến và là nơi dừng chân thú vị cho những người yêu gốm.

Vườn Nhà Gốm | Một nơi có gốm
🏡 120 Gia Long, Lái Thiêu, Bình Dương
☎️ 0274 246 1274 
👉 W: https://vuonnhagom.vn/ | Fanpage: www.facebook.com/vuonnhagom


← Bài trước Bài sau →