Chén chiết yêu 2023, sản phẩm thủ công đặt sản xuất tại Xưởng gốm Thủ Biên - Vườn Nhà Gốm
SKU: SP000974Mô tả
• Quy cách và giá bán:
+ Chén chiết yêu (R16 x C8cm) - 180.000 đồng/sản phẩm
• Họa tiết: Thực hiện hoàn toàn thủ công tại Xưởng gốm Thủ Biên thuộc Vườn Nhà Gốm, được vẽ tay nhiều họa tiết dân gian khác nhau, gợi nhớ hương vị quê nhà, hương vị Tết như bầu, cua, tôm, cá, gà....
• Sản phẩm thích hợp sưu tầm, dùng cho quán ăn, nhà hàng và làm quà tặng ý nghĩa các dịp đặc biệt như Lễ, Tết....
___
Hình ảnh Chén/ Bát Chiết yêu trong văn hóa người Việt
Bát chiết yêu (hay còn gọi bát yêu) là vật dụng thiết yếu trong mỗi gia đình người Việt xưa. Nhà giàu hay nghèo cũng đều có trên mâm cơm. Cỗ 6 bát, 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc phát tài. Hay những gánh hàng bún, hàng cháo cũng không thể thiếu hình ảnh của bát chiết yêu.
Ngày nay, hầu hết người ta bỏ bát chiết yêu đi, thay vào đó là những chiếc bát tô to tròn trịa, bóng bẩy. Trải qua thời gian, nhiều người vẫn lưu luyến hình ảnh những chiếc bát chiết yêu. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, bát chiết yêu có xuất xứ từ đâu và vì sao lại có hình dáng kì lạ như vậy?
Theo một cán bộ của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, bát chiết yêu có nguồn gốc từ Trung Quốc và du nhập vào Việt Nam từ khoảng thế kỷ 13-14. Tài liệu ghi lại cho thấy, bát được nhập đầu tiên về vùng Hải Dương. Về sau, khi bát chiết yêu phổ biến, các lò nung thủ công ở các làng nghề Việt Nam sản xuất rất nhiều loại bát này.
Về tên gọi của bát chiết yêu, giáo sư Trần Lâm Biền – nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam cho rằng, "chiết" có nghĩa là thóp, "yêu" nghĩa là lưng. Chiết yêu có nghĩa là thóp lưng. Tên gọi cũng xuất phát từ hình dáng của chiếc bát khi nó có miệng rộng, sau đó thóp nhỏ dần xuống tới đáy.
“Đây là loại bát phổ biến để ngày xưa người ta bán bún riêu cua, bún thang và khá phổ biến trên mâm cỗ Tết. Bát có 2 tầng, nửa trên loe ra, nửa dưới thóp lại, mục đích là đánh lừa thị giác của con người, thấy nó đầy đặn nhưng không phải thế”, GS Biền chia sẻ.
Nhiều người cũng cho rằng, thiết kế trên to, dưới bé của bát chiết yêu nhằm giúp người ăn không bị bỏng miệng. Miệng bát chiết yêu to, thức ăn sẽ nhanh nguội hơn nên ăn từ trên xuống dưới sẽ giữ được độ ấm nóng cho thức ăn.
Trong xã hội hiện đại, những gánh hàng rong bán cháo, bún… đã không còn dùng bát chiết yêu. Mâm cơm gia đình cũng đã được thay thế bằng các loại bát khác. Hình ảnh bát chiết yêu dần xa với thế hệ trẻ, thế nhưng, đối với những người lớn tuổi, nhắc đến bát chiết yêu, cả một bầu trời ký ức sẽ ùa về bên mâm cơm ngày Tết.
Nguồn: Báo 24h.
-
Dựa trên hình dáng Chiết yêu đã vốn thân quen, Vườn gửi lên đó những họa tiết với những đề tài gần gũi, mong sẽ như 1 món quà ký ức, giúp gợi nhớ về những khoảng thời gian đẹp đã qua.