Chuyện gốm | Những dòng sông xuôi ngược với nghề gốm

Chuyện gốm | Những dòng sông xuôi ngược với nghề gốm

(TT) - Nam Bộ có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, ngoài nguồn tài nguyên đất sét, đất cao lanh dồi dào và dễ khai thác. Đặc biệt là hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt tạo thành những tuyến giao thông đường thủy quan trọng. Chính vì lẽ đó mà những dòng sông ở Nam Bộ luôn gắn liền với nhiều điều đặc sắc, trong đó có gốm.

Ở Sài Gòn có dòng sông ngày ngày chở gốm

Sông ngòi ở Nam Bộ có ý nghĩa lớn trong quá trình hình thành và phát triển của nghề gốm. Các con sông lớn nhỏ, và hệ thống kênh rạch đổ khắp mặt châu thổ, đi đến miền Trung, miền Bắc và các vùng lân cận đã kể nhiều những câu chuyện về gốm Cây Mai, gốm Biên Hòa, gốm Lái Thiêu…

Thuở ban đầu khai hoang lập ấp, cuộc sống chưa ổn định nên chỉ cần những căn nhà, đồ vật đơn giản từ tre, nứa. Nhưng sau khi cuộc sống ổn định, nhu cầu của người dân tăng lên, những căn nhà được xây dựng khang trang, việc mua sắm các vật dụng từ gốm để trang trí trở thành nhu cầu lớn, thúc đẩy các nghề gốm ở Nam Bộ phát triển.

Từ xóm Lò Gốm ở Sài Gòn xưa, cho đến vùng Biên Hòa, Lái Thiêu sau này, hình ảnh trên bến - dưới thuyền dần trở nên quen thuộc.

Dọc theo những dòng sông nghề gốm ở Biên Hòa, Lái Thiêu được hình thành

Kể về gốm Nam Bộ phải bắt đầu từ gốm Cây Mai dọc kênh Ruột Ngựa mà ngày nay còn lại ở tên gọi Xóm Lò Gốm bên khu Quận 5, Quận 8. Vào khoảng đầu thế kỷ XX, khi đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, Sài Gòn không còn đảm bảo cho nghề gốm phát triển. Người dân đã theo chân các thuyền buôn vào Bình Dương lập nghiệp, thấy điều kiện thuận lợi như giao thông đi lại, nguyên liệu đất cao lanh dồi dào, củi đốt thuận lợi nên đã dừng chân xây dựng các lò gốm ven sông, suối như làng nghề gốm Lái Thiêu (ven sông Sài Gòn), Làng gốm Tân Phước Khánh (dọc suối Hố Đại gần sông Đồng Nai), Làng gốm Chánh Nghĩa (cảng Bà Lụa bên sông Sài Gòn). 

Có thể thấy mỗi làng nghề đều gắn liền với một dòng sông. Đi cùng hai hướng sông chính đổ về Sài Gòn, nghề gốm phát triển mạnh ở dọc sông Đông Nai là Biên Hòa và sông Sài Gòn là Lái Thiêu cho đến tận bây giờ. Vì ở đây, không chỉ thuận lợi về đường vận chuyển mà còn có nguồn tài nguyên đất cao lanh dồi dào, dễ khai thác. Cùng với việc làng xóm dần được xây dựng, thương hồ khắp nơi đổ về trao đổi, mua bán, hình thành khu vực chuyên bán gốm có tên “Lái Thiêu.

Từ đó, người ta gọi “gốm Lái Thiêu” vừa chỉ một địa danh mua bán, vừa chỉ một dòng gốm gia dụng quen thuộc. Người dân theo những chuyến thuyền ghe lên Lái Thiêu mua gốm, rồi đi phân phối khắp các vùng Nam Bộ, thậm chí là ra nước ngoài. Nên gọi đơn giản thành tên “gốm Lái Thiêu”.

Những dòng sông nối dài câu chuyện về gốm Nam Bộ

Sông ngòi ở Nam Bộ tạo điều kiện thuận lợi vận chuyển hàng hóa khắp vùng. Khi các nghệ nhân tạo ra được các sản phẩm đặc biệt, phù hợp với thị hiếu thì lúc này sản phẩm được vận chuyển bằng ghe, thuyền từ các vùng Biên Hòa, Lái Thiêu ngày nay đi khắp tỉnh Nam Bộ và các nước lân cận để phục vụ cho bà con.

Ngày nay, điều kiện giao thông phát triển, không còn nhiều ngăn trở trong quá trình giao nhận hàng hóa. Ở bất cứ đâu, đều có thể vận chuyển dễ dàng, nhanh chóng và an toàn. Dù các dòng sản phẩm gốm tương đối đặc thù về khối lượng và độ an toàn nhưng đó không phải là vấn đề gây cản trở.

Ở Vườn Nhà Gốm, hàng hóa vẫn được gửi đi khắp nơi trên đất nước bằng nhiều phương tiện khác nhau, nhưng hình ảnh dòng sông đối diện Vườn đã trở thành quen thuộc, minh chứng những câu chuyện chưa kể về nghề, về gốm, về cuộc sống thường nhật.

Vườn sẽ kể tiếp những câu chuyện của gốm Nam Bộ, nếu có thêm những điều thú vị về gốm, anh chị cứ chia sẻ với Vườn Nhà Gốm nhé.

___

Vườn Nhà Gốm | Một nơi có gốm
🏡 120 Gia Long, Lái Thiêu, Bình Dương
☎️ 0274 246 1274 
👉 W: https://vuonnhagom.vn/