Chuyện gốm | Hình ảnh gà trống trên Chén bát Lái Thiêu - Tại sao người xưa thường hay vẽ hình chú gà trống?

Chuyện gốm | Hình ảnh gà trống trên Chén bát Lái Thiêu - Tại sao người xưa thường hay vẽ hình chú gà trống?

Hình ảnh gà trống trên Chén bát Lái Thiêu - Tại sao người xưa thường hay vẽ hình chú gà trống?

Nhìn về các làng nghề ngày xưa, đa phần hình ảnh thể hiện đơn giản chỉ là mô phỏng lại những điều quen thuộc diễn ra hằng ngày trong đời sống Nam Bộ lúc bấy giờ, như con vật, hoa lá, chim muông,...

Trong đó gà trống là hình ảnh được yêu thích và sử dụng nhiều nhất, một phần bởi vì nó đẹp và gần gũi, dù là tả thực với một chút cách điệu nhưng hình ảnh con gà vẫn trang nhã và mộc mạc ấm áp.

Trong tiếng Hán, gà trống là đại kê, phát âm rất giống đại cát - là biểu trưng cho những ước muốn về sự may mắn, vui vẻ trong đời sống. Thêm vào đó, trong dân gian, gà trống cũng đại diện cho người quân tử được hội tụ đủ 5 đức tính tốt, bao gồm: Văn, Võ, Nhân, Dũng, Tín.

Dần dà về sau, hình ảnh gà trống vẫn tiếp tục được sử dụng để trang trí lên gốm Lái Thiêu và trở thành một biểu tượng đặc trưng của dòng gốm này.

Ngày nay, những người thợ chuyên vẽ chén dĩa gà thủ công cũng đã có tuổi, những nét vẽ đã nhuốm màu thời gian sau hơn nửa đời làm nghề, một cái dĩa cùng 4 - 5 nét cọ đã nên hình chú gà trống quen thuộc. Nhưng rồi một vài năm nữa, đến khi phải dừng lại công việc này, không ai chắc rằng sẽ có những thế hệ kế tiếp kế thừa hay không, hay hình ảnh gà trống và số lượng chén dĩa sẽ dừng lại ở một con số nào đó và mất dần theo năm tháng...
-
Đặt một bộ chén gà không chỉ với mục đích sử dụng, mà Vườn tin đó cũng là một cách để mình sở hữu và lưu giữ lại ký ức bên cạnh - những ký ức đẹp bên bà, mẹ và gia đình thở ấu thơ.

Từng cái dĩa, cái tô với từng họa tiết đều được vẽ thủ công bằng tay. Thoạt nhìn có vẻ giống nhau nhưng thực chất mỗi dĩa là duy nhất với một điểm khác biệt riêng, đôi khi còn méo mó, gồ ghề, lem màu nhưng lại trông rất ấm.

Xem thêm các mẫu Chén Bát Dĩa vẽ tay Con gà tại đây

 

← Bài trước Bài sau →