Chuyện gốm | Con người, vùng đất và dòng chảy của gốm Nam Bộ truyền thống

Chuyện gốm | Con người, vùng đất và dòng chảy của gốm Nam Bộ truyền thống

(NA) - Nếu đã từng đặt chân đến Lái Thiêu và đến một nơi cung cấp, sản xuất gốm thủ công, bất cứ ai cũng sẽ thấy đường nét, màu sắc của gốm Nam Bộ. Mỗi một sản phẩm như âm thầm để lại nhiều niềm thương mến, là  

Dẫn nhập theo những con đường gốm

Dòng sông nhỏ phía trước chạy dọc hai bên đường là một trong những tuyến đường chính cho quá trình buôn bán, phân phối gốm từ Bình Dương đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và những vùng lân cận. 

Và đến bất cứ một cơ sở sản xuất gốm nào cũng sẽ thấy hiện diện của các dòng sản phẩm gốm Nam Bộ từ chậu gốm, tượng gốm, các sản phẩm trang trí sân vườn và trong nhà, từ đất nung đến men màu. 

Chuyện kể về gốm ở vùng đất mới 

Nam Bộ là vùng đất mới được hình thành trên 300 năm, nhưng phát triển rất mạnh mẽ. Vị trí địa lý thuận tiện, thoáng mở, là nơi tiếp xúc, tiếp biến của nhiều luồng văn hóa từ khu vực. Con người Nam Bộ năng động.

Theo chân những người mở cõi, lập ấp, các loại hình mưu sinh cũng dần phát triển. Bên cạnh nghề nông, buôn bán là các làng nghề thủ công. Đặc biệt, vùng Đông Nam Bộ (Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương) là làng nghề gốm đã sớm hình thành và phát triển rực rỡ trong thế kỷ trước.

Nói đến gốm Nam Bộ, không thể không nhắc đến gốm Cây Mai, chính xác hơn là khu vực Lò Gốm ở Quận 6, Quận 11, Quận 8 ngày nay, mà dấu tích chỉ còn lại ở hình ảnh “Trên bến, dưới thuyền”, các tên đường, và hệ thống tượng gốm ở Miếu Thiên Hậu, các hội quán và đâu có trong dân gian các sản phẩm gia dụng.

Vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, do tốc độ đô thị hóa ở Sài Gòn, các lò gốm đã chuyển dần đến khu vực lân cận. Theo các dòng sông chính chạy qua Sài Gòn, dọc theo sông Đồng Nai đến Biên Hòa và dọc theo sông Sài Gòn sẽ đến Lái Thiêu (Bình Dương). Nghề gốm từ di dời đến khu vực này từ đây, vừa thuận lợi cho quá trình vận chuyển, vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu đất tại chỗ. Các làng ngày dần được hình thành và phát triển mạnh trong thời gian ngắn. 

Tâm tình gốm Lái Thiêu

Trong giai đoạn đầu, gốm Lái Thiêu chủ yếu sản xuất ở các lò thuộc trường phái Gốm Phước Kiến. Về sau là sự tổng hòa của 3 trường phái: Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến. Điển hình trong giai đoạn này là gốm trang trí như chậu hoa, đôn voi, bình hoa lớn (lục bình),…

Đến những năm đầu của thế kỷ XX, gốm Lái Thiêu phát triển mạnh mẽ với các sản phẩm gia dụng, tiêu thụ khắp cả nước. Đặc biệt là sản phẩm vẽ, như vẽ con gà, vẽ theo các đồ án, chủ đề từ các tích chuyện, hay từ cuộc sống thường nhật.

Đến thập niên 1950-1960, gốm Lái Thiêu có thêm các sản phẩm trang trí như đôn, tượng,... cung cấp cho cả thị trường nước ngoài. 

 

Về sau, do sự khủng hoảng của thị trường tiêu thụ mà nghề gốm dần chậm phát triển lại. Dù vậy, trong bức tranh chung của gốm Nam Bộ, gốm Lái Thiêu vẫn góp phần quan trọng, là một trong những đặc trưng mà hiện nay vẫn còn được nhớ đến là dấu ấn của một thời phát triển.

Đến với Vườn Nhà Gốm hiện tại, chúng ta có thể hình dung cơ bản một số sản phẩm đặc trưng của các dòng gốm ở Nam Bộ. Từ nét đắp nổi của gốm Cây Mai, đến sản phẩm bình gốm, đôn gốm, thú mỹ nghệ,... theo lối Biên Hòa và cuối cùng là các nét vẽ thân thương của gốm Lái Thiêu. Với các chủ đề gần gũi, gốm Nam Bộ luôn chứa đựng một ý nghĩa nhất định, thường hướng về những mong cầu cho cuộc sống tốt đẹp.

Vườn sẽ kể tiếp những câu chuyện của gốm Nam Bộ, nếu có thêm những điều thú vị về gốm, anh chị cứ chia sẻ với Vườn Nhà Gốm nhé.

___

Vườn Nhà Gốm | Một nơi có gốm
🏡 120 Gia Long, Lái Thiêu, Bình Dương
☎️ 0274 246 1274 

👉 W: https://vuonnhagom.vn/

← Bài trước Bài sau →